Thặng dư và giá trị thặng dư là một thuật ngữ rất quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, tài chính. Vậy, giá trị thặng dư là gì, nó có nguồn gốc từ đâu và ý nghĩa của nó đối với nền kinh tế ra sao. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm trên.

Giá trị thặng dư là gì?
Khái niệm Thặng dư
Thặng dư là sự chênh lệch giữa thu nhập tài sản, tài nguyên với tổng chi phí biến đổi để tạo ra số tài sản hay tài nguyên đó. Một cách đơn giản, thặng dư là thước đo phần giá trị dôi ra được tích lũy từ sản xuất trước khi khấu trừ thu nhập tài sản.
Bên cạnh đó, trong các lĩnh vực khác nhau, thặng dư lại mang những hàm nghĩa riêng biệt:
- Thặng dư vốn cổ phần: còn gọi là Capital Surplus, là khoản chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu so với giá thực tế phát hành.
- Thặng dư thương mại (Trade Surplus): xảy ra khi tổng giá trị xuất khẩu lớn hơn tổng giá trị nhập khẩu, xét trên cả một quốc gia trong một giai đoạn nhất định. Đây được xem là thước đo kinh tế của cán cân xuất nhập khẩu.
- Thặng dư sản xuất: còn gọi là Producer Surplus. Đây là phần chênh lệch giữa số tiền nhà sản xuất sẵn sàng chi ra cho hàng hóa, với số tiền họ thu về trên thực tế khi giao dịch. Có thể xem sự chênh lệch này là thước đo lợi nhuận của nhà sản xuất.
- Thặng dư tiêu dùng (Consumer Surplus): xảy ra khi mức giá người tiêu dùng phải trả thấp hơn so với mức giá họ mong muốn. Đây được xem là thước đo kinh tế của lợi ích người tiêu dùng.
Khái niệm Giá trị thặng dư
Theo lý luận kinh tế từ Học thuyết giá trị thặng dư của Karl Marx, ta có thể hiểu giá trị thặng dư là gì thông qua định nghĩa sau:
Việc chiếm đoạt giá trị thặng dư thể hiện quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Nhà tư bản chi trả chi phí mua tư liệu sản xuất và sức lao động. Đổi lại, họ thu về khoản tiền dôi ra ngoài số tiền đã chi cho quá trình sản xuất. Khoản tiền này chính là giá trị thặng dư.
Ở góc nhìn xã hội hiện nay, giá trị thặng dư là một phần của giá trị gia tăng và GDP (tổng sản phẩm nội địa). Ta có công thức sau: Giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ = GDP – (thu nhập của người lao động từ sản xuất + thuế sản xuất + khấu hao tài sản cố định).

Nguồn gốc, ý nghĩa giá trị thặng dư
Nguồn gốc giá trị thặng dư
Muốn thực hiện sản xuất, nhà tư bản phải mua tư liệu sản xuất cùng với sức lao động. Do hai điều này đều được nhà tư bản mua, nên khi sản xuất, người lao động phải làm việc dưới sự quản lý của nhà tư bản, đồng thời, sản phẩm mà họ làm ra cũng thuộc sở hữu của nhà tư bản.
Mặt khác, bản chất của sản xuất tư bản chủ nghĩa là quá trình tạo ra giá trị tăng thêm cho nhà tư bản. Điều này xảy ra khi năng suất lao động của người công nhân đạt tới một trình độ nhất định. Nói một cách khác, chỉ cần một phần ngày lao động của người công nhân cũng đã tạo được giá trị tương đương với giá trị sức lao động của mình.
Bằng lao động cụ thể, người công nhân sử dụng tư liệu sản xuất và chuyển những giá trị này vào sản phẩm. Đồng thời, thông qua lao động trừu tượng, người công nhân lại tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động. Phần chênh lệch này chính là giá trị thặng dư.
Giá trị hàng hóa làm ra gồm 2 phần: phần giá trị tư liệu sản xuất được lao động cụ thể chuyển vào sản phẩm và bảo tồn (giá trị ban đầu, ký hiệu là c); phần giá trị mới (v+m) do lao động trừu tượng tạo ra. Phần này lớn hơn giá trị hàng hóa sức lao động, được người lao động tạo ra nhưng nhà tư bản lại chiếm không và không trả cho người lao động, nên được gọi là giá trị thặng dư. Vì vậy, người lao động chính là nguồn gốc của giá trị thặng dư.
Ý nghĩa giá trị thặng dư
Nghiên cứu giá trị thặng dư cho chúng ta thấy 3 vấn đề hiện nay trong giai đoạn phát triển đất nước:
- Trong thời kỳ quá độ nền kinh tế, xét trong chừng mực cụ thể, quan hệ bóc lột chưa bị xóa bỏ ngay. Chúng có tác dụng giải phóng sản xuất và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nhất là trong giai đoạn phát triển nền kinh tế nhiều thành phần như hiện nay.
- Quan hệ phân phối cần phải được thể chế hóa bằng các luật cụ thể. Dùng luật để kiểm soát mức độ bóc lột và hành vi bóc lột trong mức độ được xã hội cho phép.
- Cần bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động và người sử dụng lao động bằng luật và các chế tài cụ thể, đảm bảo công khai, minh bạch và bền vững.

Thế nào là công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư?
Tỷ suất giá trị thặng dư là gì?
Tỷ suất giá trị thặng dư là tỉ số phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến (giá trị của tư bản mua sức lao động cần thiết để tạo ra giá trị thặng dư đó).
Về ý nghĩa, tỷ suất này cho biết, phần thời gian lao động thặng dư trong một ngày lao động mà nhà tư bản chiếm của người công nhân là bao nhiêu phần trăm. Điều này được đem so với thời gian lao động cần thiết mà họ được hưởng tiền công.
Công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư là gì?
Ta có công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư như sau:
Bên cạnh đó, ta còn có công thức khác:
Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc hiểu rõ giá trị thặng dư là gì cũng như các khái niệm liên quan!