Chùa Ngọc Hoàng là ngôi chùa nổi tiếng về việc cầu con cái trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Giờ mở cửa chùa Ngọc Hoàng là điều mà những ai có ý định đến ngôi chùa này đều muốn biết. Người dân Sài Gòn không ai là không biết đến ngôi chùa linh thiêng này. Ngoài sự linh thiêng thì nơi đây còn sở hữu kiến trúc độc đáo, hấp dẫn du khách thập phương.
Giờ mở cửa chùa Ngọc Hoàng, thời điểm thích hợp để vào chùa
Thông thường giờ mở cửa chùa Ngọc Hoàng sẽ là vào lúc 7h30 sáng. Tuy nhiên vào dịp cuối tuần thì nên đến sớm hơn 30 phút để tránh đông quá. Khi khách đến chùa quá đông dễ gây khó khăn trong việc di chuyển và tốn nhiều thời gian chờ đợi cũng như ảnh hưởng đến quá trình tham quan. Nếu có ý định đến đây bạn nên chọn ngày bình thường thay vì ngày lễ cho thoải mái.
Như thường lệ, chùa Ngọc Hoàng sẽ đóng cửa tiễn khách vào lúc 7h tối hàng ngày. Tuy nhiên vào những ngày lễ, mùng 1, rằm hàng tháng ngôi cổ tự sẽ đóng cửa muộn hơn. Nhưng cũng không bao giờ quá 8h. Trong lễ Phật đản 15/4 âm lịch ngôi chùa này thu hút đông đảo người dân đến khấn nguyện. Mỗi năm chùa Ngọc Hoàng đón hàng ngàn lượt khách đến tham quan vãn cảnh.
Ngôi chùa Ngọc Hoàng linh thiêng ngay giữa quận 1
Chuyện kể lại rằng tại chùa Ngọc Hoàng có thờ 12 bà Mụ. Mà theo như người xưa thì các Mụ bà chính là người đã nắn hình người cho đứa trẻ từ khi thai sinh. Mụ bà còn có tên gọi khác là Mẹ Sanh Đẻ. Hình ảnh Mụ bà đã trở nên phổ biến trong nhiều gia đình. Nhiều người đến chùa là để cầu con khi gặp tình trạng hiếm muộn. Ngoài ra những gia đình sắp có thành viên mới cũng tới đây khấn nguyện mong mẹ tròn con vuông.

Khi khách muốn cầu con sẽ được đeo một sợi chỉ màu đỏ vào cổ tay. Nếu muốn cầu con trai thì khấn rồi treo sợi chỉ đỏ vào bức tượng phía bên phải. Nếu muốn cầu con gái thì treo vào bức tượng phía bên trái. Tiếp theo tiến hành xoa tay vào bụng bà Mụ 3 cái rồi lại xoa vào bụng mình 3 cái. Sau đó tiến hành xoa vào bụng của bức tượng em bé 3 cái rồi xoa vào bụng mình 3 cái nữa.
Ngôi cổ tự với lối kiến trúc độc đáo
Nguồn gốc ngôi chùa
Chùa Ngọc Hoàng do một người Trung Quốc tên Lưu Minh có pháp danh là Lưu Đạo Nguyên xây dựng nên. Ngôi chùa hoàn thành vào đầu thế kỷ 20 và chỉ thờ duy nhất một vị là Ngọc Hoàng Thượng Đế. Theo sử sách ghi lại, Lưu Minh là người ăn chay ròng và luôn giữ đạo Minh Sư. Ông muốn lật đổ nhà Mãn Thanh khôi phục nhà Minh. Vì thế nên tạo lập nên chùa với mong muốn vừa là nơi thờ phụng vừa là nơi hội họp kín.

Chùa Ngọc Hoàng hay có tên gọi khác là Phước Hải Tự. Ngôi cổ tự này tọa lạc ngay tại số 73 trên đường Mai Thị Lựu thuộc quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Chùa Ngọc Hoàng được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20. Dù vậy đến nay nó vẫn giữ được nét đẹp cổ kính của mình. bên trong chùa vẫn còn lưu giữ được nhiều tranh thờ, hương án, liễn đối và bao lam.
Đây là ngôi cổ tự duy nhất ở nước ta có những bức tượng bằng giấy bồi. Các bức tượng này thể hiện cuộc họp mặt của các vị thần thánh khi về chầu với Ngọc Hoàng. Năm 1984 chùa từng một lần được đổi tên thành Phước Hải, nghĩa là ngôi chùa có nhiều phước. Vào năm 1994 chùa đã được Nhà nước công nhận là di sản kiến trúc độc đáo cấp quốc gia.
Kiến trúc mái ngói của chùa Ngọc Hoàng
Ngay khi đặt chân vào chánh điện, trước mắt du khách sẽ là bức tượng Ngọc Hoàng bằng gỗ. Theo tín ngưỡng Đạo giáo, đây chính là người trụ trì cai quản thiên đàng. Chùa Ngọc Hoàng được xây dựng theo kiểu đền chùa Trung Hoa với kiến trúc trang trí rực rỡ. Tường chùa được xây bằng gạch, phần mái lợp ngói âm dương, bờ nóc trang trí, góc mái bằng có nhiều tượng gốm màu. Trong chùa có nhiều liễn đối, hương án, bao lam, tượng thờ bằng giấy bồi hoặc gốm.
Bên ngoài khoảng sân chùa là nơi nuôi cá và nuôi rùa. Hầu hết các con vật này đều là được người dân đem đến cúng phóng sinh sau đó thả ra. Trong chùa ngoài thờ 12 bà Mụ còn thờ thêm các vị sư có công với ngôi chùa này. Tại đây còn thờ tự hai bức tượng Nhị vị Song Án được chạm trổ tinh xảo, tỉ mỉ. Bên trong chùa gồm 3 tòa: Chánh điện, Trung điện và Tiền điện. Tại chánh điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đến, đức Phật và các vị chư thần khác.

Như vậy bài viết đã chia sẻ với bạn thông tin về giờ mở cửa chùa Ngọc Hoàng. Hi vọng các thông tin mà chúng tôi chia sẻ hữu ích sẽ giúp cho bạn chủ động thời gian và lịch trình tham quan của mình. Giữa lòng thành phố phồn hoa tấp nập vẫn có một ngôi cổ tự tọa lạc ngay trên con phố sầm uất. Với người dân thành phố mang tên Bác là vậy. Khi còn niềm tin là còn lẽ sống. Vì thế họ luôn tin vào một điều gì đó, dù cho nó có thể là mơ hồi và chưa được kiểm chứng. Nhưng sự thành tâm tín ngưỡng thì không phải là u mê mù quáng. Chính vì vậy mà hàng ngày chùa Ngọc Hoàng vẫn đón tiếp hàng trăm lượt khách đến vãn cảnh và cầu con.